Căn hộ Vung Tau Melody

Căn hộ Vung Tau Melody

Làm sao để xe buýt thân thiện hơn trong mắt người dân ?

Ngày đăng: 02/08/2017 | Số lượt đọc: 207781
 
  21 lượt thích

Sáng ngày 1/8 vừa qua, Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Địa ốc Hưng Thịnh - Hung Thinh Corp đã tài trợ và đồng hành cùng báo Tuổi Trẻ tổ chức buổi Tọa đàm "Phát triển giao thông công cộng & Hạn chế xe cá nhân". Sự kiện có sự tham gia của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Sở GTVT TP.HCM.



Các vị khách mời tại diễn đàn “Phát triển giao thông công cộng và kiểm soát xe cá nhân” tại báo Tuổi Trẻ


Trước nhiều ý kiến cho rằng khi nào có đủ phương tiện công cộng, bước ra đường có xe buýt, metro thì hãy quản lý sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân, ông Khuất Việt Hùng cho rằng “không có thiên đường nào làm được việc này mà việc phát triển phương tiện công cộng và kiểm soát phương tiện xe cơ giới cá nhân là việc làm song song”.

Thiếu kinh phí để mở đường

Chia sẻ tại tọa đàm, ông Bùi Xuân Cường - Giám đốc Sở GTVT - cho biết việc phát triển vận tải công cộng tại TP đang thực hiện theo nhiều quy hoạch như 8 tuyến xe điện ngầm hơn 200km, 3 tuyến đường sắt nhẹ, 6 tuyến xe buýt nhanh.

TP đặt mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ chuyên chở từ các phương tiện công cộng đáp ứng 15-20% nhu cầu đi lại, trong đó, xe buýt đảm bảo 15 - 17%. Trong đó các loại phương tiện công cộng “xương sống” là phương tiện có sức chuyên chở lớn như tàu điện ngầm, xe buýt.

Tuy nhiên, hiện nay tuyến metro số 1 sau 2020 mới hoàn thành, sau năm 2025 mới có các tuyến tiếp theo. Với loại hình giao thông thủy chia lửa với vận tải bộ, trong tháng 8-2017 chỉ mới đưa được vào hai tuyến quận 1 - quận 8, quận 1 - Thủ Đức.

Việc phát triển xe đạp dùng chung, xe điện dùng chung Sở GTVT cũng đang nghiên cứu xem xét.



Ông Bùi Xuân Cường - Giám đốc Sở GTVT TP.HCM - phát biểu tại diễn đàn


Cũng theo ông Cường, hiện TP hiện cũng có nhiều quy hoạch phát triển hạ tầng TP kết nối các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tuy nhiên do khó khăn về kinh phí nên tiến độ thực hiện chậm.

Riêng tuyến vành đai 2, 3, 4 mới có một số đoạn đầu tiên như vành đai 2 còn 14km nữa mới khép kín. Ngay cả 5 tuyến đường trên cao, mục tiêu kết nối nhanh nội đô với các tuyến đường vành đai. Cụ thể như tuyến số 1 kết nối sân bay Tân Sơn Nhất - cầu Thủ Thêm - Sài Gòn thoát ra phía đông TP nhưng chưa thực hiện được.

Theo ông Cường, trong giai đoạn 2016 - 2010, nhu cầu phát triển hạ tầng giao thông cần đến 318.000 tỉ đồng nhưng bố trí ngân sách hiện chỉ đáp ứng 122.000 tỉ đồng - đây cũng là khó khăn trong phát triển hạ tầng trên địa bàn TP.

Trong khi tốc độ đầu tư hạ tầng chậm vì thiếu kinh phí thì số lượng phương tiện cá nhân đang tăng với tốc độ chóng mặt.

Cũng theo Sở GTVT, tính đến 15-6, số lượng đường tại TP.HCM chỉ có khoảng 4.155km, mật độ 1,98km/km2, trong khi quy chuẩn phải đạt 10 - 13km/km2. Tuy nhiên số lượng phương tiện cơ giới trên địa bàn TP đạt hơn 8 triệu phương tiện.



Ông Trần Chí Trung - Giám đốc trung tâm quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng TP.HCM


Trước ý kiến cần phát triển phương tiện công cộng, để dần quản lý phương tiện cơ giới cá nhân, ông Trần Chí Trung - Giám đốc Trung tâm vận tải điều hành hành khách công cộng - cho biết đang thực hiện nhiều giải pháp như đang hoàn chỉnh, sắp xếp lại mạng lưới xe buýt.

Về lâu dài vẫn đang thực hiện quy hoạch lại phát triển xe buýt đến năm 2025 tầm nhìn 2030. Bên cạnh đó, đẩy nhanh việc thay mới xe buýt. Hiện đã thay thế hơn 700 xe, thay thế xe thân thiện môi trường.

Cũng theo ông Trung, trong năm 2016 đã chặn được đà khách sụt giảm đi xe buýt và trong 6 tháng đầu năm đã tăng khối lượng hành khách 2,1%. Ông Trung cũng mong người dân ủng hộ, chia sẻ trước sự nỗ lực mà xe buýt mang lại

Bằng những giải pháp đơn giản nhất

Đồng tình với việc cần triển khai quản lý phương tiện cơ giới cá nhân nhưng với điều kiện hạ tầng hiện tại, ông Khuất Việt Hùng đề nghị TP.HCM phải công cộng hóa các tuyến vận tải kết nối TP với các tỉnh lân cận trong lộ trình 100km.

“Cứ khoảng 15 - 20 phút/chuyến xe công cộng thì người dân qua lại các giữa các tỉnh sẽ giảm đi phương tiện cá nhân. Các sở ngành TP phải ưu tiên một số làn đường dành riêng xe buýt. TP cần thống kê tất cả các diện tích lòng lề đường để xác định phần nào để cho đậu xe, chỗ nào được phép đậu xe thực hiện công khai minh bạch vấn đề này” - ông Hùng chia sẻ.

Riêng hai điểm ùn tắc giao thông nặng ở TP là sân bay Tân Sơn Nhất và cảng Cát Lái, ông Hùng cho rằng TP phải có quyết tâm thực hiện. Dù phải mất nhiều thời gian nhưng ông Hùng khuyến nghị TP cần có lộ trình di dời cảng Cát Lái.

Tương tự, cảng Tân Sơn Nhất không nên phát triển mở rộng trong lõi đô thị thay vì tập trung cho các tuyến đường cao tốc kết nối vào đây.



Ông Khuất Việt Hùng phát biểu tại diễn đàn


Ông Hùng cũng đồng tình việc cần tăng phí thu đậu xe khu vực trung tâm, đặc biệt ôtô bởi diện tích chiếm chỗ khi đậu lớn hơn nhiều so với xe máy.

Đồng thời lưu ý lực lượng cảnh sát giao thông cần ứng dụng hệ thống giao thông thông minh trong vấn đề xử phạt. Đặc biệt, các trường hợp vi phạm vào giờ cao điểm để việc chấp hành pháp luật giao thông nề nếp, hạn chế kẹt xe.

“Nếu làm được các vấn đề trên cùng với việc phát triển xe buýt, chắc chắn giao thông sẽ thông suốt hơn” - ông Hùng khẳng định.



PGS.TS Nguyễn Thị Bích Hằng - Trường Đại học GTVT TP.HCM - phát biểu tại diễn đàn


Đồng tình với ý kiến trên nhưng PGS TS Nguyễn Thị Bích Hằng - Đại học Giao thông vận tải - có cách nhìn khác về tình trạng kẹt xe hiện nay.

Theo bà Hằng nguyên nhân sâu xa do nhu cầu của người dân. Phương tiện cá nhân trong một thời gian dài là phương tiện đáp ứng nhu cầu đi lại.

Hiện nay ở một số quốc gia dù giao thông công cộng rất phát triển nhưng vẫn xảy ra ùn tắc vì phương tiện cá nhân. Vì thế theo bà Hằng làm sao hướng người dân sử dụng phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng chứ không thể “kiểm soát hay cấm”.

Về vấn đề thu phí, ông Khuất Việt Hùng khuyến nghị các sở ban ngành TP có đánh giá các dự án, tòa nhà xây dựng có thể tác động đến giao thông thế nào. Nếu số lượng quy mô dự án ảnh hưởng đến giao thông, có thể xem xét giảm quy mô dự án.



Ông Nguyễn Đình Trung - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng GĐ Hung Thinh Corp trình bày tại diễn đàn


Theo ông Nguyễn Đình Trung - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh địa ốc Hưng Thịnh - để xe buýt thân thiện hơn trong mắt người dân cần có những thay đổi nhỏ nhất như thay đổi tiếng còi xe hoặc dán những câu slogan "Xe buýt là bạn mọi nhà", "Bạn sinh viên"...

Về thu phí, đồng ý nhưng phải tách riêng ra dùng cho phát triển hạ tầng chứ đưa vào ngân sách TP thì muốn sử dụng cũng khó.

Riêng về điểm kẹt xe tại sân bay Tân Sơn Nhất, ông Trung cho rằng cần điều chỉnh bỏ đường Phan Thúc Duyện, mở rộng và tổ chức hai chiều đường Phan Đình Giót nối Nguyễn Văn Trỗi để các phương tiện giao thông vào ra khu vực sân bay thông thoáng hơn.

Về vấn đề này, ông Bùi Xuân Cường cho biết sẽ tiếp thu nghiên cứu triển khai.



Ông Đặng Dũng - Phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ (thứ 5 từ phải sang) - tặng hoa cho các vị khách mời

Theo Báo Tuổi Trẻ

 
  21 lượt thích

TIN MỚI NHẤT

Tập đoàn Hưng Thịnh: Hệ sinh thái bất động sản tối ưu và bền vững

Ngày đăng: 10/06/2020

“Hưng Thịnh đã cơ bản vượt qua khó khăn bằng cách đồng hành và thích nghi với thị trường”, chia sẻ mới đây của Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh, ông Nguyễn Đình Trung đã minh chứng rõ nét cho sự phát triển bền vững của Hưng Thịnh. Ở giai đoạn thử thách cam go nhất của thị trường, Tập đoàn Hưng Thịnh đã có bước xoay chuyển tình thế, tái cấu trúc toàn diện để thích nghi và bứt phá mạnh mẽ.

Tỉnh Phú Yên tiếp nhận trang thiết bị y tế từ Tập đoàn Hưng Thịnh trong chương trình ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19

Ngày đăng: 29/04/2020

Sáng ngày 29/4/2020 tại văn phòng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Yên, Tập đoàn Hưng Thịnh đã thực hiện đợt trao tặng trang thiết bị y tế lần thứ 6 với 100.000 khẩu trang và 3.000 trang phục phòng hộ y tế cho Sở Y tế tỉnh Phú Yên.

Tập đoàn Hưng Thịnh trao tặng 10 tấn gạo cùng các thiết bị y tế trị giá 1 tỷ đồng ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Bình Định

Ngày đăng: 15/04/2020

Ngày 15/4/2020 tại Văn phòng Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định, Tập đoàn Hưng Thịnh đã trao tặng 10 tấn gạo cùng nhiều thiết bị y tế trị giá 1 tỷ đồng bao gồm 100.000 khẩu trang và 3.000 trang phục phòng hộ y tế cho Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định nhằm tiếp sức cho công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Tập đoàn Hưng Thịnh chung tay hỗ trợ đối tác trong đại dịch Covid-19

Ngày đăng: 02/03/2020

Tập đoàn Hưng Thịnh vừa triển khai Chương trình hỗ trợ giảm giá thuê mặt bằng trung tâm thương mại (TTTM) tại các dự án do Tập đoàn và các Đơn vị thành viên làm Chủ đầu tư. Đây là hành động nhỏ nhưng đầy thiết thực của Tập đoàn Hưng Thịnh để cùng quý đối tác vững tâm ổn định kinh doanh trong giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Tập đoàn Hưng Thịnh ký kết hợp tác toàn diện cùng Trường Đại học Bách khoa - ĐHQG TP.HCM

Ngày đăng: 02/03/2020

Chiều ngày 26/2/2020, tại trụ sở Tập đoàn Hưng Thịnh (110 - 112 Trần Quốc Toản, Phường 7, Quận 3, TP.HCM) đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Tập đoàn Hưng Thịnh và Trường Đại học Bách khoa - ĐHQG TP.HCM. Sau bước đầu hợp tác với Hưng Thịnh Incons, đơn vị thành viên của Tập đoàn thì sự kiện lần này chính thức đánh dấu thêm một bước ngoặt mới, khẳng định sự hợp tác chuyên sâu hơn trên nhiều lĩnh vực giữa hai bên.

Hotline: 0937 702 768 - 1900 6958